top of page

Alexander Đại đế của thế kỷ 21?

(Book review: Facebook: The Inside Story - Steven Levy)

Steven: “Anh có hối tiếc vì những gì facebook đã để phớt lờ qua cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2016, những vấn đề về fake news, về BlackLivesMatter, về những hỗn độn mà mạng xã hội xanh nước biển này gây nên cho thế giới?”

Mark: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm những gì có thể rồi. Đương nhiên, nếu chúng tôi biết sớm hơn, chúng tôi sẽ tìm cách ngăn chặn những điều xấu. Nhưng ông cũng biết mà, chẳng ai thành công mà không có thất bại. Facebook cũng thế.”


Steven: “Anh vẫn tin rằng thế giới cần kết nối hơn nữa, rằng chúng ta cần 1 mạng xã hội thống nhất?”


Mark: “Đúng thế. Tôi tin rằng kết nối là bản chất của con người. Và thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi mọi người kết nối với nhau, những ai có thể kết nối thì nên kết nối, chia sẻ”



Steven Levy, sau khi dành nhiều năm đi sâu vào bộ máy hoạt động của facebook, vào những uẩn khúc quay quanh sự thay đổi chóng mặt của mạng xã hội lớn nhất thế giới, đã không khỏi nghi ngờ liệu Mark Zuckerberg có phải là anh chàng 19 tuổi với tầm nhìn và lý tưởng kết nối thế giới hay là 1 “Alexander Đại đế’” tham vọng ngất trời, kiếm tiền trên những thông tin mà 3 tỷ người tình nguyện cho đi, đổi lại là sự bị trói buộc không lối thoát ? Ông tin rằng Mark đã trưởng thành , cứng rắn hơn, thể hiện rõ bản chất và tham vọng của mình hơn qua những sự cố từ những ngày đầu tiên với dự án trong trường cấp 3. Mark - 1 người chỉ biết có máy tính, lập trình và tưởng tượng được bồi đắp qua game - đã và đang trở thành người “kiến tạo” cách sống mới của thế giới - 1 thế giới mà chúng ta sẽ luôn phải tự hỏi có thực sự mang lại lợi ích cho mình?


“Facebook: chuyện nội bộ’ (tạm dịch) là 1 cuốn sách dài (cực dài), 600 trang kể về quá trình Mark thai nghén ý tưởng của 1 mạng xã hội khi còn là 1 học sinh cho tới năm 2019, khi facebook gặp những vấn đề chính trị lớn và đang chuyển mình trở thành 1 vương quốc thực sự với vị vua không khoan nhượng trẻ tuổi. Cuốn sách không phải là bộ phim ‘The social network” đình đám 1 thời. Nó thực sự là 1 series phim tài liệu chi tiết cực kỳ, tới mức bạn có thể cảm nhận như mình đang đi ngược lại quá khứ, và nghe nhìn tận mắt từng suy nghĩ, từng quyết định của Mark và những người xung quanh Mark góp phần tạo nên 1 facebook ngày nay. 


Có lẽ nhiều người hỏi Steven: “vì sao ông biết? Ông có hư cấu ko?”. Trong 1 cuộc phỏng vấn, Steven nói “Tôi đã từng là Tổng biên của Wired (tạp chí công nghệ có tiếng). Tôi vẫn luôn biết về facebook nhưng tôi đã phải dành nhiều năm đi cạnh Mark và Sheryl (Sanberg - COO Facebook), phỏng vấn rất nhiều người, được cho phép đi lại và đọc tài liệu trong công ty. Tôi còn năm giữ những trang giấy ghi chú trong cuốn sổ tay của Mark mà anh ta không muốn ai biết (rất tình cờ thôi). Tôi cũng đã cho Mark và Sheryl xem cuốn sách trước khi xuất bản. Và họ đã nói rằng cuốn sách không ngoa (“fair”). “


Cuốn sách được chia thành 3 phần:

  • Phần 1: Sự hình thành của Facebook (hay nói đúng hơn là: Mark đã kết hợp tất cả những kinh nghiệm, quan sát và ý tưởng từ bé và từ người khác ntn để tạo ra facebook)

  • Phần 2: Xây dựng cỗ máy Facebook (hay nói đúng hơn là: Tầm nhìn và chiến lược phát triển để chiếm lĩnh thế giới từ 1 tập đoàn các bộ óc lớn đã tạo ra những lỗ hổng về đạo đức, chính sách - sự bất chấp của Facebook)

  • Phần 3: Scandals  (hay nói đúng hơn là: Facebook ngập tràn scandals, sự ra đi của những chiến binh đời đầu, cuộc đua chiếm lĩnh thế giới ảo và sự đấu tranh của Đại đế trước dư luận). 

Tôi đặc biệt thấy những chương sau rất nên đọc, nếu bạn không có thời gian cho 600 trang sách:

  • Chương 5: Moral Dilemma : khi Mark phải đấu tranh với đạo đức bên trong, anh ta chọn cái gì? Tiền hay Tâm?

  • Chương 10: Growth: tất cả vấn đề nằm ở 1 chữ - Tăng trưởng. 

  • Chương 19: The next Facebook: tương lai của tập đoàn Facebook, 1 thế giới mà facebook phải căng mình đấu tranh với nghi ngờ của người dùng và nhà quản lý. 


Câu chuyện của Facebook còn đang tiếp tục. Có lẽ Steven sẽ viết tiếp chăng, tôi tự hỏi. Nhưng đối với tôi - 1 người sử dụng facebook hàng ngày, trao đổi với bạn bè người thân qua Messenger, up hình ảnh lên Instagram và trao đổi công việc trên Whatsapp, những gì tôi hiểu qua câu chuyện nội bộ 13 năm qua khiến tôi nghi ngại. Tính kết nối của facebook và các platforms khác mà facebook nắm giữ quả thực không thể chối cãi. Nhưng cũng cần hiểu rằng:

  • Không có gì là “Riêng tư” trên mạng xã hội cả. Dù bạn có để chế độ riêng tư. Bạn sẽ chia sẻ gì?

  • Facebook dõi theo bạn, từ cái liếc nhìn, cho tới cái like, cái search trên google, mail và điện thoại. Bạn cảm thấy sao?

  • Facebook kiếm tiền qua quảng cáo. Đừng nghĩ quá xa hơn thế. 

  • Đừng tin mọi thứ trên facebook. Lỗ hổng lớn nhất và cũng là câu chuyện tranh cãi nhất trong facebook : đâu là giới hạn của policing trên mạng xã hội và đạo đức là gì? 

  • Tự thoát khỏi facebook không có nghĩa là bạn không tồn tại. Facebook vẫn biết bạn, vẫn luôn dành 1 chỗ cho bạn. Vì thế, trốn tránh, không đăng status, không có nghĩa là bạn không có facebook. 

  • Mạng xã hội đang thay đổi và càng ngày càng chiếm lĩnh thời gian và sự tập trung của bạn. Bạn sẽ bị chúng quản lý hay sẽ quản lý cái bạn muốn nhìn? 

  • Ai cũng nghĩ mình là hạt cát, mình không quan trọng, ko ai hack đâu. Nhưng tỷ người như bạn thì sẽ thành hũ vàng cho người khác đào, bằng rất nhiều cách khác nhau. 


Ok, nghe có vẻ như toàn thứ rất đáng nghi ngờ về facebook. Thực chất, 4 trên 8 mạng xã hội top thế giới đều thuộc về facebook. Cái quan trọng là … biết rồi thì làm sao? 

(Câu hỏi này chắc để dành cho các nhà tâm lý học, chính sách, … khuyên nhủ vậy). 


Comentários


bottom of page