top of page

10 điều cần biết để học tốt nhất

(Book Review: How We Learn - Benedict Carey) - SPOILER ALERT!


Chắc hẳn trong cuộc đời sinh viên, chúng ta cũng luôn thấy phảng phất bóng dáng “Con nhà người ta” đâu đó, những người vừa học vừa chơi tốt, hay không phải cắm mặt học cả chục tiếng 1 ngày mà kết quả vẫn trên mây, … Không phải chúng ta không chăm, không tập luyện, không đọc sách… vậy thì vì sao? Và như thế nào để học tốt nhất?


Trong cuốn sách bán siêu chạy này trong mùa sinh viên mới trờ lại trường, Benedict Carey đã đi tìm hiểu những nghiên cứu về não khoa và khoa học hành vi, tâm lý để đưa ra 10 điều khuyên - mà lạ thay, không ít trong số này lại khá khác biệt với những gì chúng ta vẫn thường nghĩ.


Cuốn sách là người bạn đồng hành hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng học tập và hình thành kỹ năng một cách khoa học. Đối với tôi, có 2 mục tiêu tôi tìm kiếm: một là thay đổi những giả định tôi vốn nghĩ về các kỹ năng học tập của riêng tôi và do đó, thay đổi hoặc cải thiện phương pháp giảng dạy của tôi. Và cuốn sách này cũng đã rất hiệu quả. Và 10 điều cần biết là:


(Bạn không cần đọc cả 200 trang sách vì tôi đã tóm tắt đây)

1. Hãy kết nối kiến thức học được như 1 câu chuyện kể. Mỗi lần bạn nhắc lại kiến thức, là 1 lần bạn kể lại câu chuyện đó, rõ ràng, mạch lạc hơn.


2. Không ghi nhớ tất cả A tới Z mọi thứ giúp lọc ra kiến thức trọng tâm và tăng cường khả năng tìm kiếm nội dung đó trong bộ nhớ. Vì thế, rà đi rà lại, đọc cả lại cuốn sách mà ko nhớ tất cả mọi thứ lại tốt.


3. Thay đổi nơi học, nơi làm bài kiểm tra. Việc này luyện cho tâm lý và não bộ hoạt động tách biệt với môi trường xung quanh, khiến chúng ta trở thành trở thành người làm bài thi tốt hơn


4. Không nên học dồn, học nhồi nhét. Nên nhắc lại kiến thức trong những ngày khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, kết nối với kiến thức mới


5. Tự kiểm tra và kiểm tra kiến thức là công cụ tuyệt vời để củng cố trí nhớ. Kể cả khi bạn mới đọc 1 lần, tự kiểm tra mình trước, rồi mới mở lại sách để ôn.


6. Khi bạn rất stress, không tìm ra câu hỏi, đạt tới ngưỡng vỡ não rồi, thì hãy đứng lên, chơi, xem, đi bộ hay làm gì khác rồi mới quay lại. Kể cả khi đang nghỉ, não chúng ta cũng sẽ hoạt động để sắp xếp logic lại kiến thức và tìm câu trả lời.


7. Đặt ra mục tiêu và tìm cách khiến mục tiêu luôn hiện hữu trong đầu, não chúng ta sẽ lọc và giữ kiến thức phù hợp và tìm cách đạt tới mục tiêu. Đôi khi có thể làm bài kiểm tra cuối trước khi học lại là cách chuẩn bị cho khoá học tốt nhất


8. Dùng các chất liệu khác nhau để đưa kiến thức vào đầu hơn là dùng 1 kiểu. Không phải cứ học Reading IELTS thì làm đi làm lại bài thi đó đã là cách tốt nhất


9. Cảm nhận gây dựng qua kinh nghiệm giúp chúng ta auto tìm được câu trả lời tốt nhất. Học như không học.


10. Ngủ đủ giấc. Hay nếu được, ngủ giữa trưa sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn.


Cuốn sách gợi ý 10 cách học tập khác nhau, một số trong đó tôi đã quen thuộc thông qua một số cuốn sách khác trong khi một số vẫn còn gây ngạc nhiên cho tôi. Một vài chương chứa các thông điệp rõ ràng, tuy nhiên được giải thích theo cách không cần thiết và không mạch lạc, do đó tôi đánh giá không cao lắm.


Nếu bạn không có thời gian để đọc cuốn sách (mặc dù không quá dài), trang cuối cùng của mỗi chương về cơ bản tóm tắt tất cả. Tôi thực sự đánh giá cao phần Hỏi & Đáp vì phần lớn nó trả lời các câu hỏi thực tế của hầu hết các sinh viên quan tâm nhiều hơn đến 'danh sách việc cần làm' hơn là những diễn giải lịch sử và khoa học đằng sau mỗi điều mà tác giả tìm thấy.






bottom of page