top of page

Cái đầu lạnh giữa xã hội rối ren

(Book review: 21 lessons for 21st century - Yuval Harari)




Một thói quen mỗi sáng của tôi là mở BBC News lên và nghe tin tức. Tính cả phần thời tiết đáng ra rất nhẹ nhàng để đi kèm bữa ăn sáng thì tin nào cũng khiến mình phải ong não, nhíu mày và thở dài. Từ những rối ren của chính trị nội bộ của Anh trong quá trình chuẩn bị Brexit, tới những cuộc cãi vã “nhạt nhẽo” về ti tỉ thứ lẻ tẻ trên chính trường Mỹ, hay những vụ bắn súng, đâm dao cứ xẩy ra như cơm bữa, hay những mẩu tin chẳng tí giá trị về việc 1 celeb nào đó tham gia thi Bước Nhảy Hoàn Vũ…. Chương trình “Tin buổi sáng” của BBC thật biết cách tạo không khí ảm đảm cho 1 ngày mới của tôi.


Yuval Noah Harari, GS Sử học ĐH Jerusalem sau khi đã viêt cuốn Sapiens (Lược sử loài người - bản dịch tiếng Việt của Omega Plus Books) nói về chính loài người Homo Sapiens trong hành trình chục ngàn năm và sau khi nói về những gì có thể tới với chúng ta trong tương lai qua cuốn Deus đã quyết định nhìn thẳng vào sự thật, phân tích và gỡ rối cái đống bùi nhùi này để có cái nhìn mạch lạc hơn về chính những gì đang xẩy ra hàng ngày.


Trong cuốn "21 Lessons for the 21st century" (tạm dịch là : 21 bài học cho thế kỷ 21), Harari đã bóc tách từng lớp “hành” của những thứ đang khiến xã hội chúng ta ngày một khó hiểu hơn, loạn hơn: Tương lai của công việc và sắp đặt xã hội (chương: Work, Equality, Education, Liberty), Bất đồng Tôn giáo và Đức tin (Nationalism, Religion, Terrorism, God, Secularism), Tranh chấp Ranh Giới và quyền con người (Immigration, Justice, Civilisation).


Harari không thực chất mang đến 21 bài học như tựa sách nói, mà cuốn sách kết nối chặt chẽ với nhau để đưa đến vài kết luận súc tích:

  1. * Tương lai của con người không phải sẽ bị robot thống trị mà sẽ bị chính những người siêu việt (superhuman) - sản phẩm của tiến bộ y học và việc họ nắm trong tay những dữ liệu lớn.

  2. * Ranh giới do con người đặt ra, và theo dòng lịch sử luôn thay đổi. Cái mà chúng ta đánh nhau đến thương vong vô số hay hy sinh bản thân chẳng qua chỉ là vì sự tin tưởng tuyệt đối vào 1 thứ hết sức tương đối.

  3. * Tất cả đạo giáo chỉ là những câu chuyện được truyền tai nhau, rồi được viết lại, được thần thánh hoá, được sử dụng trong những hoàn cảnh hợp lý khiến ngta tin càng thêm tin

  4. * Chính chúng ta đang bị cuốn vào guồng quay mà không tự hỏi, tự phân tích đúng sai thật giả trước khi phán đoán. Vì thế đám đông mới có những quyết định sai lệch nghiêm trọng.

Cái hay của Harari là:

  1. * Bám sát vào những vấn để xã hội kinh tế chính trị nóng nhất

  2. * Hiểu được cặn kẽ nhiều khía cạnh khác nhau kể cả công nghệ chứ không chỉ lịch sử

  3. * Không sợ dùng chính văn hoá, tôn giáo và đất nước mình làm ví dụ (Isarel)

Trên hết, là một người được đào tạo môn Philosophy of Logic, tôi nhận thấy Harari sử dụng cách phân tích logic căn bản (PEEE - Premise, Explanation, Evidence and Example) chặt chẽ khiến các lập luận của ông trở nên chắc chắn và khó cãi. Cảm giác đọc sách này sẽ là những cái vỗ đùi tanh tác khi nhận ra Harari đã nói quá chí lí và khai sáng.

Ai nên đọc sách này? Có lẽ tôi thấy ai cũng đọc được. Sinh viên kể cả không thích khoa học xã hội thì nên đọc để thấy đỉnh cao của tranh cãi logic (logical argument) là như thế nào? Còn đa phần, chúng ta sẽ cảm thấy đầu “lạnh” hơn, thoáng hơn, bình tĩnh hơn khi mỗi bữa sáng lại phải nghe những tin tức giật gân về một xã hội rối ren.



Comments


bottom of page