Book review: How much is enough? - Lord Robert Skidelsky và Edward Skidelsky
Trong thời kỳ các quốc gia tranh cãi về giải pháp đối mặt với dịch virus toàn cầu, cân bằng lợi ích kinh tế và xã hội, đem lên bàn cân giá trị và mạng sống con người, hãy thử đọc 1 cuốn sách như thế này.
Cuốn sách nỗ lực để kết hợp kinh tế và môn triết học đạo đức (moral philosophy). Cuốn sách bắt đầu bằng 1 cuộc truy tìm nguyên nhân cho dự đoán sai lầm của Keynes về việc giảm đáng kể thời gian làm việc trong tương lai (tương lai tính từ thời Keynes thì tức là hiện tại bây giờ của chúng ta). Kết luận của cuộc tìm kiếm và lý luận này là rút ra những lời dạy tuyệt vời về những gì tạo nên một cuộc sống tốt (a good life), không liên quan đến quá nhiều tiền mà là làm thế nào để cân bằng giữa công việc và giải trí, cách sống cân bằng mối quan hệ với xã hội và tự nhiên. Đối với cá nhân tôi, điểm thú vị nhất mà cuốn sách nêu ra là cần phải suy nghĩ về kinh tế học một cách khác biệt, không phải tất cả về việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế (quốc gia và cá nhân) mà là một môn khoa học xã hội phục vụ xã hội. Mỗi nhà kinh tế còn nên là một triết gia có suy nghĩ đúng đắn về mặt đạo đức.
(Cuốn sách) nhằm mục đích làm sống lại ý tưởng cũ về kinh tế học như là một môn khoa học đạo đức; một khoa học về con người trong cộng đồng, không phải về cách tương tác với robot
Tôi gặp Lord Skidelsky vào tháng 6 năm 2016 tại St Gallen's Symposium. Trong buổi trò chuyện với các nhà lãnh đạo tương lai (Leaders of Tomorrow), Robert có tâm sự rằng những người trẻ có mặt tại đây đều rất có thể trở thành 1 người lãnh đạo thực thụ, có địa vị, và tiền tài trong tương lai, nhưng chúng tôi cần phải hiểu về giới hạn cân bằng những khát vọng thực chất với cảm giác hạnh phúc thật sự bên trong.
Tôi đã hỏi Robert rằng:
- Ông cho rằng hạnh phúc thực sự là gì? Mỗi người đều có 1 định nghĩa hạnh phúc riêng. Có thể tôi cho rằng đọc sách là hạnh phúc nhưng người bạn cạnh tôi lại cho rằng đạt đến đỉnh vinh quang là hạnh phúc. Vậy làm thế nào hiểu được hạnh phúc thật?
- Đúng vậy. Trong cuốn sách của tôi cũng đề cập 1 chương về những yếu tố làm nên 1 cuộc sống hạnh phúc. Chúng tôi nghiên cứu triết lý của các triết gia từ thời Aristotles tới nay để có thể đưa ra 1 kết luận chung về những gì có thể đem lại hạnh phúc thực sự, sâu sắc và lâu dài và đó là những thứ làm giàu cho tâm hồn của chúng ta, như đọc sách, thưởng thức nghệ thuật, nghe nhạc... chứ không phải những thứ vật chất khác.
- Tôi có thể nhận thấy rằng cách phân biệt giống với định nghĩa về high và low pleasures (thú vui cao cấp và thấp cấp) của triết gia John Stuart Mill. Theo ông có phải vậy không?
- Tôi đồng ý. Tôi cũng cho rằng John Stuart Mill tuy được nhiều người biết đến là 1 triết gia nhưng lại ít được biết đến là 1 nhà kinh tế học chính trị xuất trúng. Những điều ông ý nói rất có lý và đáng học hỏi với các nhà kinh tế hiện nay.
Tôi học triết trước khi học kinh tế, đặc biệt là triết học của Mill và Aristotles. Tôi không thấy điều Skidelsky nói trong cuốn sách có gì mới với mình. Nhưng điều đáng nói là Skidelsky đã chỉ ra rằng triết học là nếu các nhà kinh tế học không có 1 nền tảng căn gốc về triết học đạo đức và triết học chính trị, nghiên cứu và tư vấn của họ sẽ mất đi suy tính cho con người và xã hội nói chung.
Commentaires