"Đồng tiền bẩn thỉu"
- Jenny
- Feb 20, 2020
- 2 min read
"Filthy Lucre” (tạm dịch là Đồng tiền bẩn thỉu) là tác phẩm sắp đặt của nghệ sỹ đương đại Darren Waterston dựa trên nguyên bản Tuyệt tác Nghệ thuật sắp đặt nội thất The Peacock Room của James McNeill Whistler.

"The Peacock Room" (dịch "rất thô thiển" sang tiếng Việt là Căn phòng Chim Công) nhuộm màu Xanh ngọc và vàng kim, pha trộn phong cách Tây-Nhật là tuyệt tác của nghệ sĩ Whistler hoàn thành năm 1877 dành cho bộ sưu tập bình gốm sứ của thương gia giàu có Frederick Leyland.
Nguyên gốc của căn phòng nằm trong căn nhà tại khu Kensington, London của Leyland. Là 1 nhà sưu tập các tác phầm nghệ thuật nhưng bản chất là con buôn chuyên nghiệp, Leyland không chấp nhận nghệ thuật của Whistler và từ chối trả chi phí tu sửa căn phòng này cho Whistler 1 cách thoả đáng. Bức tranh 2 con công ngay chính giữa căn phòng là hình ảnh của chính Whistler và chủ nợ kiêm con nợ Leyland của ông. Căn phòng sau này được bán toàn bộ cho doanh nhân người Mỹ Charles Freer và được chuyển sang đặt tại Bảo tàng Freer Gallery of Art tại Washington, Mỹ. Căn phòng không chỉ đẹp choáng ngợp và còn là cảm hứng của nhiều tranh cãi về định nghĩa nghệ thuật, giá trị nghệ thuật và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và commissioner (người uỷ thác).
Waterston tái hiện lại The Peacock Room với nguyên vẹn màu sắc, tranh và cả bộ sưu tập bình quý nhưng lại ở 1 hiện trạng như vừa có 1 vụ ẩu đả hay 1 cơn động đất xảy ra. Khi bước vào căn phòng đổ vỡ, người ta tiếc thương cho vẻ đẹp của nó nhưng lại cảm thấy tiếc thương cho giá trị nghệ thuật bị chà đạp. Còn bức tranh 2 con công thì vẫn sống động, như thể chính cuộc chiến giữa chúng đã tạo ra cảnh tượng kinh hoàng này.
Xem thêm ảnh của The Reimagined Peacock Room tại đây: https://www.vam.ac.uk/exhibitions/filthy-lucre
Comments